Kiến trúc Nhà thờ họ Đào (Ninh Bình)

Nhà thờ nằm trên một khu đất cao, rộng khoảng 1000m2, quay hướng chính đông. Trước sân nhà thờ có hai cột đồng trụ (cao 3,7m), giữa là lối đi chính. Trong chính cung có long ngai và bài vị để thờ cúng và tưởng niệm một số nhân vật lịch sử tiêu biểu thuộc dòng họ Đào qua các thời kì. Đây là di tích tập trung tương đối nhiều tư liệu quý, với nhiều nhân vật lịch sử thời Trần và thời hậu Lê ở tỉnh Ninh Bình.

Nhà thờ họ Đào Đông Trang hiện nay đang lưu giữ một số hiện vật quý: 10 đạo sắc phong, sắc có niên hiệu sớm nhất là năm thứ nhất, niên hiệu Đức Long (1629). Đặc biệt sắc phong năm thứ 6 niên hiệu Đức Long (1634). Cho đến nay, tại di tích nhà thờ vẫn còn giữ được nhiều tư liệu quý về thời Trần cũng như thời hậu Lê. Di tích còn là công trình kiến trúc với nghệ thuật kiến trúc truyền thống dân tộc, trong đó còn giữ gìn được nhiều di sản quý như: Gia phả, sắc phong, áo vua ban,... cần được bảo vệ và giữ gìn.